- Tên phim: Dạo Chơi Giữa Sài Gòn
- Đạo diễn: Võ Thanh Phong
- Diễn viên: Anh Thư, Lương Thế Thành, NS Cao Minh, NS Bảo Anh, Lê Quang Thuận, Lê Kiều Như
- Thể loại: Phim Truyền Hình
- Thể loại: Phim Truyền Hình
- Sản xuất: ViFa
- Quốc gia: Việt Nam
- Thời lượng: 36 Tập
- Năm phát hành: 2011
Cuối tháng 3, ca sĩ Cao Minh đã hoàn thành những cảnh cuối cùng cho bộ Phim Dạo chơi giữa Sài Gòn. Anh vào vai nhạc sĩ Lê Bân, một trong hai vai chính bên cạnh nhân vật nhạc sĩ Trúc Thanh.
Mảng nhạc đỏ, nhạc cách mạng là phần gần như không thể thiếu khi nhắc đến con đường ca hát của anh. Thế nên việc anh vào vai nhạc sĩ cách mạng Lê Bân (xây dựng từ nguyên mẫu nhạc sĩ cách mạng Hồ Bông) khiến người ta nghĩ là không mấy khó khăn?
- Khi nhận được lời mời tham gia phim này quả thật tôi đang rất bận nên định từ chối. Nhưng khi nhận kịch bản và biết mình sẽ đảm nhiệm vai diễn về nhạc sĩ Hồ Bông, tôi đã đồng ý ngay.
Ngày xưa chú Hồ Bông làm trưởng Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, khi tôi vào đoàn thì chú đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, do chú ở nhà tập thể của đoàn nên chú cháu tôi gặp nhau suốt. Chú thương tôi lắm, hễ viết bài nào mới là gọi cho tôi và tôi cũng đã thu một số bài của chú. Chú cháu rất hiểu nhau nên vào vai này tôi diễn khá thoải mái.
Người ta nói việc chọn anh cũng một phần vì tính cách anh khá giống nhạc sĩ Hồ Bông?
Chú cháu tôi có khá nhiều điểm tương đồng: khoái mạo hiểm, liều lĩnh, muốn làm gì phải làm cho bằng được, đôi khi bất cần! Thêm nữa, phim này có bối cảnh thời chiến mà tôi từng trải qua lúc nhỏ nên rành lắm. Gia đình tôi vốn làm nông ở Đức Hòa, Đức Huệ (Long An).
Nghe nói phim sắp công chiếu. Phim làm về đề tài cách mạng, nếu được công chiếu vào dịp lễ lạt, kỷ niệm rất dễ bị coi là phim “cúng cụ”?
- Tôi không thích từ này lắm. Tôi cho đó là điều không hay. Cúng ai? Ai cúng? Cúng cái gì? Riêng mình, tôi cho đây là bộ phim có nội dung tốt, câu chuyện về hai nhạc sĩ khá khác lạ và hấp dẫn. Nó giúp các bạn trẻ biết được những nghệ sĩ - nhạc sĩ cách mạng đã hoạt động, sáng tác nghệ thuật ra sao trong thời chiến tranh khói lửa. Tại sao tác phẩm của họ vẫn sống mãi và có giá trị đến ngày hôm nay.
Phim được đầu tư tốn kém và công phu, bối cảnh được chọn chính xác, chúng tôi đã có nhiều ngày lặn lội quay tít ở vùng đất mũi Cà Mau. Phim quay kéo dài ròng rã khoảng sáu tháng. Trong thời buổi đánh nhanh, làm nhanh của phim truyền hình hiện nay, việc bỏ ra đến sáu tháng để hoàn thành 36 tập phim cũng thể hiện sự chăm chút kỹ lưỡng của êkip thực hiện.
Chỉ có điều tôi hơi lo không biết việc lồng nhạc vào phim sẽ ra sao, có hiệu quả không. Vì theo chỗ tôi biết, đoàn phim không có chuyên gia về âm nhạc, nếu có sẽ tốt hơn!
Anh được biết đến là một nghệ sĩ... không giống ai. Với phim ảnh, anh có mong muốn sẽ làm điều gì đó khác lạ?
- À, bản thân tôi không chủ định làm cái gì khác lạ. Tôi chỉ làm khi thấy thích và hứng thú. Tôi về quê cuốc đất là muốn được trở về cái gốc nông dân. Trong không gian tĩnh lặng, đơn độc đó tôi có thời gian lắng đọng để rà soát lại việc ca hát của mình, nghiền ngẫm và nghiên cứu về nghệ thuật.
Người ngoài nhìn vô tưởng tôi điên khùng nhưng tôi đã nghiệm ra được những giá trị rất bổ ích. Sau thời gian cày cuốc trên mảnh đất hoang ấy tôi thấy mình khỏe ra và hát tốt hơn.
Phim ảnh thì thật lắm nên không thể tự tiện làm những chuyện “quái” được, có chăng là khi đóng phim tôi có thể hơi khác một chút là hay đòi tự đóng những cảnh vất vả, cực khổ, thậm chí nguy hiểm, không cần đóng thế vì tôi muốn tự trải qua tất cả những cảnh đó để thấm hơn nhân vật. Tất nhiên, những cảnh quá tầm với của tôi, chẳng hạn như cưỡi xe bay trên không thì đành chịu vậy...
0 comments:
Post a Comment