- Tên phim: Ngã Rẽ
- Đạo diễn: Nguyễn Tường Phương
- Diễn viên: Đinh Y Nhung (Thơm), Huỳnh Đông (Sơn Srok, tên lúc nhỏ là Liêm), Cao Thy Phong (Sao Hôm), Minh Phương (Sao Mai), Quang Tuấn (Minh)
- Thể loại: Phim Truyền Hình
- Sản xuất: TFS
- Quốc gia: Việt Nam
- Thời lượng: 30 Tập
- Năm phát hành: 2010
Trong việc săn tìm lời giải đáp cho những câu hỏi như: Tội phạm họ là những ai; những nguyên nhân nào đã đưa họ tới tội lỗi; tính người và nhân cách vẫn còn hay đã chết hẳn ở những ai đang chịu thụ án phía sau song sắt…? Đạo diễn Tường Phương đã tạo được sự tín nhiệm và sức cuốn hút ở người xem qua phần 1 và phần 2 bộ phim truyện truyền hình nhiều tập “Câu chuyện pháp đình”. Nay, anh vừa thực hiện phần 3, gồm 30 tập, với tên gọi “Ngã rẽ”.
Chú bé Liêm và cô bé Hôm học cùng một lớp. Hôm học giỏi, thường được biểu dương dưới cờ, còn Liêm học kém, bị thầy cô quở trách nhiều lần. Ấy thế nhưng Liêm và Hôm vẫn chơi thân với nhau. Cả hai em đều xuất thân từ gia đình những người lao động cùng cực tại vùng quê nghèo thuộc tỉnh Bình Thuận. Ba của bé Hôm là phu hồ, bị liệt nửa người trong một tai nạn lao động. Gánh nặng gia đình chất cả lên đôi vai mẹ của Hôm - một người thợ may gia công. Gia cảnh của Liêm còn bi đát hơn. Mẹ em bị chồng và gia đình nhà chồng ruồng bỏ, buộc phải bán thân cho những gã lái xe đường dài để kiếm tiền nuôi con.
Mười tám năm sau, Hôm trở thành một cô giáo dịu hiền với lòng hăm hở, nhiệt tình muốn làm gì đó để công việc dạy học của mình có lợi ích thiết thực hơn cho các em học sinh. Trái với Hôm, Liêm trở thành một tướng cướp khét tiếng ở vùng biên giới Tây Nam, chuyên lường gạt phụ nữ để bán ra nước ngoài và cuối cùng sa lưới pháp luật. Vì sao có những ngã rẽ như thế giữa những học sinh cùng học một lớp, một trường, thậm chí cùng ngồi một bàn? Đâu là yếu tố gia đình, đâu là yếu tố xã hội? Cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè có công, có lỗi như thế nào? Quả là một đề tài vừa dễ gây mầm kịch tính và sự hấp dẫn, lại cũng vừa dễ rơi vào sự nhàm chán, đơn điệu!
Điều nhận ngay ra, lại cũng là đặc điểm nổi bật trong chùm phim “Câu chuyện pháp đình” nói chung và “Ngã rẽ” nói riêng, là ở chỗ dù phản ánh cuộc sống mưu sinh của tầng lớp “dưới đáy” và diện mạo của họ, đạo diễn Tường Phương và những người cộng tác với anh không bao giờ bộc lộ sự lạnh giá, hằn học hay ai oán cuộc đời, hoặc dụng tâm cường điệu những khía cạnh ác độc, dữ dằn của những ai đang bị lưu manh hóa.
Ngược lại, phim của các anh luôn luôn phát hiện ra chất người, lương tâm, tính thiện vẫn còn đó, và trở thành điều dằn vặt, ăn năn đang giằng xé trong tâm can của ngay những kẻ phạm tội rất nặng, đang chờ ngày ra pháp trường.
Phim đồng thời cũng gây cho người xem niềm tin, còn biết bao tấm lòng lương thiện, giàu tình nhân ái, giàu nghị lực sống ở xung quanh ta và đây chính là điểm tựa giúp cho những kẻ sắp hoặc đã sa ngã tìm được sự bấu víu khi muốn hoàn lương.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân vật Liêm biến dạng từ một chú bé ngây thơ, hồn nhiên thành một tên tướng cướp ác độc, gian manh. Lại cũng không có gì bị bất ngờ khi lâm nạn, tá túc ở một ngôi chùa hoang, tên tướng cướp ấy vẫn biết thương yêu bầy trẻ nhỏ côi cút, hoặc những thân phận cô đơn, bệnh hoạn sống nương tựa nơi cửa Phật.
Sự biện hộ và bênh vực cho tên tội phạm Liêm như vậy đã được các tác giả gây mầm ngay từ đầu bộ phim bằng cốt truyện khá chân thực và xúc động về quãng đời niên thiếu đầy tủi nhục, truân chuyên của chú bé Liêm. Người xem cũng cảm nhận ra, trong sự lầm lạc của Liêm có cả sự góp mặt những yếu tố tiêu cực trong xã hội: của một người cha nông nổi và vô trách nhiệm, của những thầy cô giáo quen chạy theo thành tích bằng điểm số mà quên mất việc vun trồng chất người trong mỗi học sinh của mình.
Có cảm tưởng với “Ngã rẽ”, những tập phim khi Liêm, Hôm còn ở tuổi cắp sách tới trường mang hơi hướng cuộc đời thật, mẫu người thật vì vậy sinh động, giàu chi tiết. Lại cũng thấy sự “nối mạch” giữa các nhân vật (cô sinh viên Mai tình cờ nhận ra tướng cướp Liêm là ân nhân cũ; ông hiệu trưởng của cô giáo Hôm chính là bố của Liêm…) có phần sắp đặt cố ý.
“Ngã rẽ” triển khai câu chuyện ở hai địa bàn: vùng bán sơn địa tỉnh Bình Thuận và vùng biên giới tỉnh An Giang. Bối cảnh quay được chọn lựa kỹ lưỡng cho phù hợp với hoàn cảnh câu chuyện phim xảy ra, hợp với tính cách của các nhân vật. Ánh Hồng (Trâm), Đinh Y Nhung (Thơm), Tấn Hưng (Thành), Văn Nỷ (ông Đạt), Lê Quang (tướng cướp Bẩy) là sự lựa chọn chính xác diễn viên cho vai.
Trong “Ngã rẽ” với bé Nguyễn Trí Thảo trong vai chú bé Liêm có thể coi là sự phát hiện thêm một “ngôi sao nhí”. Em diễn tự nhiên, thành thục vai trong mỗi tình huống như diễn viên đã có nghề. Hóa trang, trang phục cho các vai cũng được lo toan khá chu đáo. Các diễn viên kể cho tôi nghe, đạo diễn Tường Phương buộc anh chị em phải học thuộc lời thoại mới được bước ra trước ống kính… Những điều vừa kể trên tưởng như là yêu cầu thường tình khi làm phim, nhưng trong tình hình làm phim truyện truyền hình hiện nay bỗng đã trở thành những hiện tượng thật hiếm hoi, đòi hỏi nhiều quyết tâm, nhiều nỗ lực.
Mong sao khán giả Phim “Ngã rẽ” nói riêng, hay “Câu chuyện pháp đình” nói chung, hãy ủng hộ và bảo vệ một cung cách làm phim bộc lộ lương tâm nghệ thuật, tính nghiêm túc, sự tôn trọng những yếu tố nghề nghiệp của đạo diễn Tường Phương cùng những người cộng tác với anh trong tình hình phim truyện truyền hình đang giảm sút chất lượng trầm trọng hiện nay.
Chú bé Liêm và cô bé Hôm học cùng một lớp. Hôm học giỏi, thường được biểu dương dưới cờ, còn Liêm học kém, bị thầy cô quở trách nhiều lần. Ấy thế nhưng Liêm và Hôm vẫn chơi thân với nhau. Cả hai em đều xuất thân từ gia đình những người lao động cùng cực tại vùng quê nghèo thuộc tỉnh Bình Thuận. Ba của bé Hôm là phu hồ, bị liệt nửa người trong một tai nạn lao động. Gánh nặng gia đình chất cả lên đôi vai mẹ của Hôm - một người thợ may gia công. Gia cảnh của Liêm còn bi đát hơn. Mẹ em bị chồng và gia đình nhà chồng ruồng bỏ, buộc phải bán thân cho những gã lái xe đường dài để kiếm tiền nuôi con.
Mười tám năm sau, Hôm trở thành một cô giáo dịu hiền với lòng hăm hở, nhiệt tình muốn làm gì đó để công việc dạy học của mình có lợi ích thiết thực hơn cho các em học sinh. Trái với Hôm, Liêm trở thành một tướng cướp khét tiếng ở vùng biên giới Tây Nam, chuyên lường gạt phụ nữ để bán ra nước ngoài và cuối cùng sa lưới pháp luật. Vì sao có những ngã rẽ như thế giữa những học sinh cùng học một lớp, một trường, thậm chí cùng ngồi một bàn? Đâu là yếu tố gia đình, đâu là yếu tố xã hội? Cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè có công, có lỗi như thế nào? Quả là một đề tài vừa dễ gây mầm kịch tính và sự hấp dẫn, lại cũng vừa dễ rơi vào sự nhàm chán, đơn điệu!
Điều nhận ngay ra, lại cũng là đặc điểm nổi bật trong chùm phim “Câu chuyện pháp đình” nói chung và “Ngã rẽ” nói riêng, là ở chỗ dù phản ánh cuộc sống mưu sinh của tầng lớp “dưới đáy” và diện mạo của họ, đạo diễn Tường Phương và những người cộng tác với anh không bao giờ bộc lộ sự lạnh giá, hằn học hay ai oán cuộc đời, hoặc dụng tâm cường điệu những khía cạnh ác độc, dữ dằn của những ai đang bị lưu manh hóa.
Ngược lại, phim của các anh luôn luôn phát hiện ra chất người, lương tâm, tính thiện vẫn còn đó, và trở thành điều dằn vặt, ăn năn đang giằng xé trong tâm can của ngay những kẻ phạm tội rất nặng, đang chờ ngày ra pháp trường.
Phim đồng thời cũng gây cho người xem niềm tin, còn biết bao tấm lòng lương thiện, giàu tình nhân ái, giàu nghị lực sống ở xung quanh ta và đây chính là điểm tựa giúp cho những kẻ sắp hoặc đã sa ngã tìm được sự bấu víu khi muốn hoàn lương.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân vật Liêm biến dạng từ một chú bé ngây thơ, hồn nhiên thành một tên tướng cướp ác độc, gian manh. Lại cũng không có gì bị bất ngờ khi lâm nạn, tá túc ở một ngôi chùa hoang, tên tướng cướp ấy vẫn biết thương yêu bầy trẻ nhỏ côi cút, hoặc những thân phận cô đơn, bệnh hoạn sống nương tựa nơi cửa Phật.
Sự biện hộ và bênh vực cho tên tội phạm Liêm như vậy đã được các tác giả gây mầm ngay từ đầu bộ phim bằng cốt truyện khá chân thực và xúc động về quãng đời niên thiếu đầy tủi nhục, truân chuyên của chú bé Liêm. Người xem cũng cảm nhận ra, trong sự lầm lạc của Liêm có cả sự góp mặt những yếu tố tiêu cực trong xã hội: của một người cha nông nổi và vô trách nhiệm, của những thầy cô giáo quen chạy theo thành tích bằng điểm số mà quên mất việc vun trồng chất người trong mỗi học sinh của mình.
Có cảm tưởng với “Ngã rẽ”, những tập phim khi Liêm, Hôm còn ở tuổi cắp sách tới trường mang hơi hướng cuộc đời thật, mẫu người thật vì vậy sinh động, giàu chi tiết. Lại cũng thấy sự “nối mạch” giữa các nhân vật (cô sinh viên Mai tình cờ nhận ra tướng cướp Liêm là ân nhân cũ; ông hiệu trưởng của cô giáo Hôm chính là bố của Liêm…) có phần sắp đặt cố ý.
“Ngã rẽ” triển khai câu chuyện ở hai địa bàn: vùng bán sơn địa tỉnh Bình Thuận và vùng biên giới tỉnh An Giang. Bối cảnh quay được chọn lựa kỹ lưỡng cho phù hợp với hoàn cảnh câu chuyện phim xảy ra, hợp với tính cách của các nhân vật. Ánh Hồng (Trâm), Đinh Y Nhung (Thơm), Tấn Hưng (Thành), Văn Nỷ (ông Đạt), Lê Quang (tướng cướp Bẩy) là sự lựa chọn chính xác diễn viên cho vai.
Trong “Ngã rẽ” với bé Nguyễn Trí Thảo trong vai chú bé Liêm có thể coi là sự phát hiện thêm một “ngôi sao nhí”. Em diễn tự nhiên, thành thục vai trong mỗi tình huống như diễn viên đã có nghề. Hóa trang, trang phục cho các vai cũng được lo toan khá chu đáo. Các diễn viên kể cho tôi nghe, đạo diễn Tường Phương buộc anh chị em phải học thuộc lời thoại mới được bước ra trước ống kính… Những điều vừa kể trên tưởng như là yêu cầu thường tình khi làm phim, nhưng trong tình hình làm phim truyện truyền hình hiện nay bỗng đã trở thành những hiện tượng thật hiếm hoi, đòi hỏi nhiều quyết tâm, nhiều nỗ lực.
Mong sao khán giả Phim “Ngã rẽ” nói riêng, hay “Câu chuyện pháp đình” nói chung, hãy ủng hộ và bảo vệ một cung cách làm phim bộc lộ lương tâm nghệ thuật, tính nghiêm túc, sự tôn trọng những yếu tố nghề nghiệp của đạo diễn Tường Phương cùng những người cộng tác với anh trong tình hình phim truyện truyền hình đang giảm sút chất lượng trầm trọng hiện nay.
0 comments:
Post a Comment